Công văn hướng dẫn phòng, chống dịch hại cây trồng và giải pháp khắc phục thiệt hại sau mưa trái mùa.
V/v hướng dẫn phòng, chống dịch hại cây trồng và giải pháp khắc phục thiệt hại sau mưa trái mùa.
Nội dung
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /CCTTBVTV-NV V/v hướng dẫn phòng, chống dịch hại cây trồng và giải pháp khắc phục thiệt hại sau mưa trái mùa. | Bình Phước, ngày tháng năm 2025 |
Kính gửi:
- Phòng Nông nghiệp/ Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Dich vụ Nông nghiệp tỉnh;
- Trung tâm Dich vụ Nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố.
Trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số cơn mưa trái mùa,
lượng mưa lớn và phân bổ diện rộng ở hầu hết các nơi trong tỉnh làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cây điều và cây sầu riêng đang trong thời kỳ ra hoa, đậu trái.
Để hướng dẫn phòng, chống dịch hại trên các loại cây trồng và giải pháp
khắc phục thiệt hại do mưa trái mùa gây ra, Chi cục Trồng trọt và BVTV đề nghị
các đơn vị chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phối hợp chỉ đạo
triển khai thực hiện một số giải pháp như sau:
1. Ảnh hưởng của mưa đến cây trồng.
- Đối với cây điều: Khu vực có mưa lớn và cây điều đang ra trái non thường
ít bị ảnh do mưa. Đối với khu vực mưa nhỏ, rải rác và cây đang ra hoa, giai đoạn
này cây điều bị ảnh hưởng của quá trình thụ phấn nên ảnh hưởng đến năng suất
về sau.
- Đối với cây Sầu riêng: Khu vực có mưa lớn dẫn đến sầu riêng bị sốc nước
làm rụng bông và trái non ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng vườn cây.
2. Diễn biến sâu bệnh hại.
2.1. Đối với cây điều:
Sâu bệnh hại thời gian này chủ yếu là bọ trĩ, bọ xít muỗi, sâu đục trái và
bệnh thán thư gây hại khá phổ biến trên diện tích điều toàn tỉnh mức độ hại từ nhẹ
đến trung bình.
2.2 Đối với cây sầu riêng:
Sâu bệnh hại thời gian này chủ yếu là nhện đỏ, rầy xanh, sâu ăn bông và
bệnh nứt thân xì mủ gây hại rải rác hầu hết diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh.
3. Biện pháp quản lý.
3.1. Đối với cây điều: Khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm vườn, điều
tra tình hình sâu bệnh hại trong suốt thời kỳ ra bông đậu trái. Đặc biệt sau mưa
cần xịt thuốc rửa bông kết hợp phòng trị sâu bệnh hại kết hợp bổ sung can xi bo,
thuốc trừ sâu sinh học, và thuốc trừ bệnh Antracol 70WP phun phòng để hạn chế
khô bông rụng trái. Đồng thời phòng trị sâu bệnh hại hạn chế đến mức thấp nhất
những thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
3.2. Đối với cây sầu riêng: Thường xuyên theo dõi vườn cây đối với những
vùng mưa lớn cây dư nước nên khẩn trương khơi rãnh thoát nước, điều tiết nước
phù hợp trong mùa khô hạn chế bị sốc nhiệt và nước trong giai đoạn ra hoa, xổ
nhị và đậu trái non. Trước khi xổ nhị 10-15 ngày bổ sung NPK, trung vi lượng,
trước lúc xổ nhị 5-7 ngày tăng cường 1-2 lần các trung vi lượng qua lá, đặt biệt là
Bo, xịt thuốc điều hòa sinh trưởng hoặc rong biển kết hợp thuốc trừ sâu bệnh
nhằm hạn chế rụng bông và trái non. Đồng thời phòng trị nhên đỏ, rầy xanh, sâu
ăn bông trong giai đoạn này. Kiểm tra xử lý MKP, KNO3...không để cây ra đọt
làm rụng bông và trái non hàng loạt.
Trên đây là một số biện pháp khắc phục những thiệt hại do mưa trái mùa
gây ra của Chi cục Trồng trọt và BVTV, đề nghị các đơn vị chuyên môn thuộc
UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện và báo cáo diễn
biến mưa trái mùa, sâu bệnh hại hàng tuần về Chi cục Trồng trọt và BVTV để
hướng dẫn kịp thời hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại gây ra ./.
Nơi nhận: - Như kính gửi; - GĐ, các PGĐ Sở (báo cáo); - UBND các huyện, TX, TP (chỉ đạo); - Lãnh đạo Chi cục; - Lưu: VT, NV (Trung). | KT. CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Lê Thúc Long |
File đính kèm
Các văn bản cùng thể loại "Công văn"
Số kí hiệu
Ngày ban hành
Trích yếu