HƯỚNG DẪN
Chăm sóc, phòng chống dịch hại sau mưa trái mùa trên sầu riêng
Số kí hiệu | 01-HD/TTDVNN |
Ngày ban hành | 02/03/2025 |
Ngày bắt đầu hiệu lực | 02/03/2025 |
Thể loại | Hướng dẫn |
Lĩnh vực |
Hành chính |
Cơ quan ban hành | Chính Phủ |
Người ký | Khác |
UBND HUYỆN BÙ ĐĂNG
TRUNG TÂM
DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /HD-TTDVNN Bù Đăng, ngày 03 tháng 3 năm 2025
HƯỚNG DẪN
Chăm sóc, phòng chống dịch hại sau mưa trái mùa trên sầu riêng.
Hiện nay sầu riêng đang ở giai đoạn sau xả nhị - trái non. Đây là giai đoạn
cây sầu riêng mẫn cảm với thời tiết đặc biệt là mưa trái mùa làm cây bị sốc nước
làm rụng trái non, đồng thời mưa cũng làm sầu riêng dễ đi đọt dẫn đến cạnh tranh
dinh dưỡng gây rụng trái non, ảnh hưởng đến năng suất của sầu riêng. Trong khi đó
theo dư báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia thì trong 10 ngày tới khả
năng xuất hiện mưa trái mùa vào chiều và tối.
Để có biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại kịp thời trong giai đoạn
này. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bù Đăng đề nghị UBND các xã, thị trấn tập
trung hướng dẫn nông dân một số biện pháp cụ thể như sau:
1.Về chăm sóc:
Thường xuyên theo dõi vườn cây đối với những vùng mưa lớn cây dư nước
nên khẩn trương khơi rãnh thoát nước, điều tiết nước phù hợp trong mùa khô hạn
chế bị sốc nhiệt và nước trong giai đoạn sau sổ nhị và đậu trái non.
Phân bón:Bón NPK: 12-12-17, NPK: 15.15.15, NPK : 15.11.18 (0,5 kg/gốc)
bổ sung thêm Nitrabo YARA (15,4% N - Caxi Bo 26%) đễ hỗ trợ chống rụng trái.
Sau bón đợt 1 từ 10 – 15 ngày trái bằng quả cam tiếp tục bón NPK: 12-11-
18, NPK: 16.16.16, NPK: 18.18.18 (0,5 – 0,7 kg/gốc tuỳ theo lực cây), bổ sung
thêm Nitrabo YARA đễ hỗ trợ chống rụng trái.
* Lưu ý:Thời điểm này cây dễ đi đọt nên bón chú ý bón phân theo tỉ lệ tăng
dần không bón nhiều 1 lúc. Nếu xảy ra trường hợp đi đọt cần xịt xử lý kịp thời
bằng các loại thuốc chuyên chặn đọt như MKP, KNO3,...để hạn chế rụng trái non.
2. Vềsâu bệnh hại:
Sâu bệnh hại thời gian này chủ yếu là nhện đỏ, rầy xanh, bệnh nứt thân xì mủ
trên sầu riêng:
2.1. Nhện đỏ:
Nhện đỏ chích trên trái non và lá tạo thành những đốm đỏ nhỏ, làm cho vỏ
trái và lá bị biến màu. Nếu mật độ nhện gây hại cao sẽ làm cho lá và trái non bị
rụng.
Nhện phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
- Biện pháp phòng trừ:
Phun nước vào mùa nắng lên lá có thể làm giảm mật độ nhện tạo điều kiện
cho thiên địch phát triển.
Phun các loại thuốc hóa học có thành phần hoạt chất như:Imidacloprid,
Lambda-Cyhalothrin, Abamectin, sulfur, Pyridaben,…phun 2 lần, mỗi lần cách
nhau 7-10 ngày
2.2. Bệnh xì mủ thân:
- Do nấm Phytophthora sp gây ra.
- Triệu chứng trên rễ: rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát
triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, cây
không phát triển.
- Triệu chứng ở trên thân: Thân cây bị chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết
bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng
nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh
ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát
triển.
- Triệu chứng trên trái: Vết bệnh xuất hiện dọc theo chiều từ cuống trái lan
xuống xung quanh trái. Vết bệnh nặng sẽ phát triển loang lổ hoặc hình tròn màu
nâu trên vỏ trái sầu riêng. Thông thường, bệnh nứt thân xì mủ sẽ làm trái sầu riêng
rụng trước khi chín.
Biện pháp phòng trừ:
- Rải vôi xung quanh tán cây và quét lên gốc cây trong phạm vi 0,5-1,2 m từ
mặt đất (sử dụng vôi đậm đặc quét lên thân chính) vào cuối mùa nắng hay đầu mùa
mưa.
- Khi thấy vết chảy nhựa xuất hiện, dùng dao cạo bỏ hết phần vỏ và gỗ bị
thối nâu, dùng các thuốc có hoạt chất như: Fosetyl-aluminium,
Mancozeb+Metalaxyl,… pha với liều lượng 50 g/lít nước dùng cọ bôi lên vết bệnh
2-3 lần, lần cách lần 7-10 ngày.
- Phun tán cây: có thể dùng các thuốc có hoạt chất như:
Mancozeb+Metalaxyl, Fosetyl-aluminium, Phosphorous acid, Dimethomorph,…
phun định kỳ 3 tháng/lần. Nên phun vào sáng sớm hay chiều mát với liều lượng theo
khuyến cáo trên bao bì.
- Tưới gốc: có thể dùng các thuốc có hoạt chất như:Phosphorous acid,
Mancozeb+Metalaxyl,… tưới ướt toàn bộ vùng rễ. Tùy đường kính tán mà lượng
dung dịch thuốc tưới cho phù hợp, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản
xuất.
2.3. Rầy xanh:
Rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại cho cây sầu riêng bằng cách chích
hút nhựa của lá non, vì thế chúng thường có mật số rất cao trong các đợt cây ra đọt
non lá non.
Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng vòi phun nước áp lực cao phun lên tán cây, hạn chế mật số rầy
xanh và rầy nhảy, rệp.
- Khi phát hiện xuất hiện rầy trong vườn, hay các giai đoạn khi sầu riêng ra
cơi đọt mới, sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học như: Abamectin,Emamectin
Benzoat, dầu khoáng như SK Enpray 99EC, DS 98.8EC,… hoặc sử dụng các thuốc
hóa học như: Spirotetramat, Azadirachtin, Clothianidin, Abamectin + BT,
Cyantraniliprole,… phun 1 - 2 lần, lần cách lần 7 - 10 ngày, để phòng và trừ rầy.
Trên đây là một số biện chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh sau mưa trái mùa.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn phối hợp
triển khai và thực hiện./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Ban tuyên giáo và dân vận huyện ủy;
- Phòng nông nghiệp và môi trường;
- Trung tâm VH-TT và Đài TT-TH;
- UBMTTQ VN huyện;
- Hội Nông dân huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- GĐ, các PGĐ TT DVNN;
-Lưu: VT.
GIÁM ĐỐC
Trần Minh Hiểu