Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bù Đănghttps://ttdvnnbudang.com/uploads/blank.png
Thứ tư - 24/04/2024 05:42
KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP
Picture1
KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là việc làm cần thiết và là xu hướng tất yếu trong tương lai. Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế, phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và áp dụng các giải pháp công nghệ sinh học, công nghệ lý hóa. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao và nhất là giảm thiểu đi đến triệt tiêu chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Ở nước ta phát triển nông nghiệp bền vững đang đứng trước những áp lực của sự suy giảm tài nguyên, gia tăng phát thải và biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất do giảm thiểu chi phí sử dụng tài nguyên (giảm chi phí sử dụng nước, tái sử dụng các chất thải, xử lý biogas giúp giảm chi phí nhiên liệu…), giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhận thức được xu thế này, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương, chính sách thực hiện Kinh tế tuần hoàn nói chung và Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nói riêng. Toàn cảnh lớp tập huấn về kinh tế tuần hoàn tại Bình Phước Một số mô hình nông nghiệp tuần hoàn điển hình trong nông nghiệp tại Việt Nam gồm: Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC), Vườn - Ao - Chuồng -Biogas (VACB), Vườn - Ao - Chuồng – Rừng (VACR), Mô hình trồng lúa - trồng nấm - sản xuất phân hữu cơ - trồng cây ăn quả, Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ chất thải nông nghiệp, Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, Mô hình sản xuất tổng hợp Bò – Trùn quế - Cỏ/Ngô – Gia súc, Gia cầm – Cá, Mô hình “vòng tuần hoàn xanh” trong các trang trại bò sữa. Như vậy nông nghiệp tuần hoàn bao hàm các nội dung: phát triển nông nghiệp bền vững môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tin, ảnh :Nguyễn Thành Long - Trung tâm DVNN Bù Đăng