HCM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC ĐIỀU SAU THU HOẠCH

Thứ năm - 09/05/2024 23:12
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC ĐIỀU SAU THU HOẠCH
HINH1
HINH1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC ĐIỀU SAU THU HOẠCH

          Cây trồng sau chu kỳ ra hoa, đậu trái, cho thu hoạch. Cây đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng, bộ rễ suy yếu và dễ bị các tác nhân gây hại. Vì vậy bà con cần tiến hành giúp cây phục hồi sinh trưởng, phát triển tốt. Tạo tiền đề giúp cho cây bước sang mùa sinh trưởng, ra hoa, đậu trái tiếp theo. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp ban hành quy trình kỹ thuật chăm sóc cây điều sau thu hoạch như sau:
1. Tỉa cành:
Cành được tỉa bỏ thường những cành nằm phía trong tán, bị che bóng, các cành bị sâu, bệnh và cành vượt. Trong thời kỳ khai thác cần tiến hành tỉa cành hai lần mỗi năm.
Lần đầu được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch kết thúc và kết hợp với việc dọn vườn làm cỏ để chuẩn bị bón phân đợt 1 cho cây.
 Lần tỉa cành thứ hai vào tháng 8 - 9 hàng năm.
          Chú ý: Các cành được tỉa bỏ cần thu dọn ra bờ ranh, hoặc những khu vực trống để tiến hành đốt bỏ (biện pháp này giúp tiêu diệt nhộng, sâu non của sâu đục thân, cành và nấm bệnh nhằm hạn chế nguồn lây nhiễm sâu bệnh trên vườn điu).
          2. Vệ sinh vườn:
          Làm cỏ, phát dọn các cây bụi giúp giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng và hạn chế nơi trú ẩn của bọ xít muỗi. Số lần làm cỏ trong năm tùy từng vườn điều nhưng thường kết hợp làm cỏ trước khi bón phân.
          Rửa vườn: rửa vườn giúp giảm bớt các nấm bệnh tồn tại trên cây điều. Sử dụng các thuốc gốc đồng có hoạt chất như: Coprous Oxide; Bordeaux mixture; Copper Oxichloride...phun đẫm toàn bộ lá và thân cây. Sau 1-2 tuần sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Thiamethoxam, Buprofezin…phun ướt đẫm toàn bộ thân và cành cây để diệt trứng và sâu non sâu đục thân, cành.
          3. Bón phân cho điều kinh doanh:
          Lượng phân bón cho điều thường được chia ra làm hai đợt.
Đào rãnh sâu 10-15 cm, rải đều phân và lấp lại. Riêng ở những vùng đất dốc, đầu mùa mưa bón vào phần đất cao của tán, cuối mùa mưa bón vào phần đất thấp của tán. Nên bón thêm phân chuồng đã ủ hoai khoảng 10-20 kg/cây/năm, nếu không có phân chuồng có thể dùng phân hữu cơ vi sinh từ 3-5kg/cây/năm.
          Ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lượng phân bón vô cơ và bón thêm 10-20kg /cây/năm phân chuồng đã ủ hoai hoặc 3-5kg/cây/năm phân hữu cơ vi sinh.
Khuyến cáo về liều lượng phân bón cho điều thời kỳ khai thác
Tuổi cây (năm) Lần
bón
Lượng nguyên chất
 (g/cây/lần)
Lượng phân bón
(g/cây/lần)
N P­205 K20 Ure super Clorua
kali
4 1 300 225 90 650 1.400 150
2 200 0 150 430 0 250
5-7 Mỗi năm tăng 20-30% lượng phân bón tùy theo mức tăng năng suất
8 trở lên Điều chỉnh lượng phân bón theo tình trạng và năng suất của cây điều

4. Phòng trừ sâu bênh:
Sau khi thu hoạch điều thường nhiễm một số đối tượng sâu bệnh như: cháy lá khô cành; sâu đục thân; sâu đục cành,…
4.1. Sâu đục thân:
Tập tính:
Trưởng thành 15-30 ngày; thời gian trứng đẻ ra đến lúc nở là 7-10 ngày; sâu non 7-8 tháng; nhộng 1,5-2 tháng (vòng đời xén tóc nâu)
Sâu trưởng thành xuất hiện (khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5) thường đẻ từng cái trứng riêng lẻ ở vỏ gốc cây điều, cách mặt đất khoảng 1m- 1,8m. Ấu trùng sau khi nở đục vào phần vỏ cây, ăn mô vỏ sau đó đục thành các đường hầm trong thân gỗ cây điều tạo thành những ngõ ngách. Đặc tính của chúng thường không gây hại cùng một lúc trên diện tích rộng mà phá thành từng chòm hay 1 cây.
Biện pháp phòng trừ:
Đây là loại sâu rất khó phòng trừ. Hiệu quả nhất là phát hiện sớm, rạch lỗ, đục bắt và giết hoặc dùng thuốc bơm vào thân cây nơi sâu trú ẩn.
Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Spirotetramat, Alpha-Cypermethrin, Abamectin,…phun 1-2 lần, lần cách lần 7-10 ngày.
Dùng hỗn hợp vôi - lưu huỳ nh nước theo tỉ lệ (10.1.40) để quét lên thân, mục đích làm cho xén tóc hạn chế đẻ trứng và làm ung trứng côn trùng. Đây là biện pháp phòng hiệu quả và ít tốn chi phí.
4.2. Sâu đục cành (xén tóc hoa):
Tập tính:
Trưởng thành 15-30 ngày; thời gian trứng đẻ ra  đến lúc nở là 7-10 ngày; Sâu non 7-8 tháng; nhộng 1,5-2 tháng.
Con cái đẻ trứng (khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5) ở vỏ cây thường là ở chỗ phân cành. Sâu non nở ra ăn lớp vỏ cành và đục vào bên trong.
Biện pháp phòng trừ:
Thường xuyên kiểm tra vườn cắt bỏ các cành bị sâu gây hại đem đốt. Việc làm này phải được thực hiện hàng năm sau mỗi mùa thu hoạch.
Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Buprofezin, Fenobucarb+Abamectin, Spirotetramat, … phun 1-2 lần, lần cách lần từ 7-10 ngày, phun đẫm lên cành, nên thực hiện vào giai đoạn tháng 6-7 vì lúc này sâu non đang gây hại ở lớp vỏ cây.
4.3. Bệnh cháy lá, khô cành:
Tác nhân và triệu chứng:
Do nấm Pestalotia sp và Botryodiplodia kết hợp gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao và ở những vườn gần vườn trồng cây cao su.
Nấm bệnh thường xâm nhập qua vết thương cơ giới, hoặc do côn trùng cắn phá và lây lan qua không khí. Nấm bắt đầu tấn công vào các cành trên cao, cây khô dần từ ngọn xuống. Lúc đầu các đốm xuất hiện trên vỏ cây có màu trắng sau chuyển sang màu hồng, các bào tử nấm lan dần xuống theo nước mưa. Bệnh xuất hiện nhiều trên những vườn điều chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, bón phân không hợp lý.
Biện pháp phòng trừ:
Thường xuyên thăm vườn phát hiện bệnh kịp thời, vệ sinh vườn, cưa bỏ cành bị bệnh và những cành kém hiệu quả để vườn cây được thông thoáng.
Phòng trừ các loại côn trùng gây vết thương cơ giới như bọ xít muỗi, sâu đục ngọn, nhằm hạn chế nấm bệnh xâm nhập và gây hại.
Định kỳ phun phòng sau thời điểm cắt tỉa cành và trong giữa mùa mưa. Nếu xuất hiện bnh cần bố trí thời gian phun thuốc, phun từ 2-3 lần, lần cách lần từ 7-10 ngày. Sử dụng các loại thuốc BVTV như: Copper Oxychloride + Kasugamycin, Azoxystrobin + Difenoconazole + Propiconazole, Coper hydroxide, Azoxystrobin + Difenoconazole.
                                                        Nguyễn Thị Cúc – TTDVNN Bù Đăng

 
 


 

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay177
  • Tháng hiện tại3,659
  • Tổng lượt truy cập39,277
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây