Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bù Đănghttps://ttdvnnbudang.com/uploads/blank.png
Thứ năm - 04/07/2024 21:09
Phòng trừ Rầy xanh tên khoa học là Empoasca
Phòng trừ Rầy xanh tên khoa học là Empoasca spgây hại trong giai đoạn hình thành và phát triển cơi đọt cây Sầu riêng
Trong những năm gần đây, cây sầu riêng đang là cây nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, đây là cây trồng có diện tích trồng mới không ngừng tăng mạnh trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện Bù Đăng. Theo số liệu thống kê của ngành nông nghiệp huyện Bù Đăng trong 06 tháng đầu năm 2024, tổng diện tích trên toàn huyện là: 3.598,3 ha, trong đó giai đoạn kiến thiết cơ bản là: 2.067 ha, giai đoạn kinh doanh là: 1.531,3 ha. Cùng với giá trị kinh tế mang lại. Việc chăm sóc, phòng trị sâu, bệnh hại cho cây sầu riêng trở thành nỗi trăn trở lớn của người nông dân. Đặc biệt trong giai đoạn hình thành và phát triển cơi đọt sầu riêng. Trong giai đoạn này, sầu riêng thường xuyên bị một số loài rầy gây hại nặng, làm cho đọt non và lá non rụng hàng loạt, dẫn đến ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây sầu riêng. Trong đó, Rầy xanh được biết đến với tên khoa học là Empoasca splúc bấy giờ đang là vẫn đề nan giải nhất, gây hại nhiều nhất cho cây sầu riêng của bà con nông dân. Trong quá trình sinh trưởng của Rầy xanh. Rầy non, rầy trưởng thành đều chích hút dịch cây ở đọt non và lá non. Rầy thường phát triển mạnh vào giai đoạn cây sầu riêng ra đọt non, lá non và hoa quả non, làm cháy lá, rụng hoa và quả non. Khi bị hại nhẹ mặt lá có những vết châm màu hơi vàng, làm cho lá dần bị cong lên, sau chuyển thành các vết nâu gây thủng hoặc cháy lá; bị hại nặng lá chuyển màu nâu vàng, rồi đỏ, lá trở nên cong queo và cháy từ mép lá vào trong, làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Đặc điểm rầy xanh trên cây sầu riêng
- Trưởng thành (2 – 21 ngày): Thân dài từ 2,5 – 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, và hai bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục, xếp úp hình mái nhà. - Trứng (5 – 8 ngày): Có hình hơi cong dạng quả chuối, dài khoảng 0,8 mm. Trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở có màu lục nhạt hay hơi nâu. Vòng đời của trứng từ 5 – 8 ngày. - Rầy non (9 – 11 ngày (mùa Xuân); 7 – 8 ngày (mùa Hè); 14 – 16 ngày (mùa Đông)): Rầy xanh non có 5 tuổi, tuy chưa có cánh nhưng gần giống trưởng thành. Rầy mới nở màu trắng trong suốt, dài 1 mm. Rầy càng lớn chuyển dần sang màu xanh. Cuối tuổi 5 cơ thể dài 2mm.
Hình ảnh: Vòng đời rầy xanh Empoasca sp và Rầy xanh Empoasca sp ấu trùng và trưởng thành.
Triệu chứng gây hại Mức độ nhẹ: Làm lá nhỏ, kém phát triển, để lại các vết thương tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển Mức độ nặng: Làm cho mép lá bị cháy xoăn lại, từ từ khô và rụng, gọi là hiện tượng”cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm lẫn với triệu chứng do nấm bệnh gây ra. Hình ảnh: Rầy xanh gây hại trên cây Sầu riêng Biện pháp phòng trị rầy xanh trên cây sầu riêng Để phòng trị rầy xanh trên sầu riêng hiệu quả bà con cần lưu ý: – Kiểm tra và thăm vườn một cách thường xuyên để nhận biết và giải quyết các vấn đề ngay khi chúng phát sinh. Sử dụng bẫy vàng và bẫy đèn để dụ và thu hút rầy trưởng thành trong vườn, hỗ trợ quản lý mật độ của chúng. – Phun nước từ ngọn xuống giúp rửa trôi sâu non và côn trùng trưởng thành khi sử dụng phương pháp tưới. – Đối với vườn cây cần cân đối dinh dưỡng vô cơ (urê, lân, kali, vi lượng) với dinh dưỡng hữu cơ (đạm cá, humic, bánh dầu,…). – Nên sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho cây trồng như phân bón sinh học thường xuyên để giúp cây trồng chống chịu tốt hơn trong các hoàn cảnh khắc nghiệt. – Sử dụng thường xuyên các sản phẩm giúp tăng đề kháng cho sầu riêng như phân sinh học để cây có thể chống chịu với các điều kiện bất lợi tốt hơn. – Các hoạt chất đặc trị rầy như: + Imidachloprid + Thiamethoxam + Acetamiprid + Thimamethoxam 25% + Imidaclorid 70% + Acetamiprid 30% - Cách phun: + Phun rầy cách nhau 5-7 ngày/lần mỗi khi cây có đọt non, phun thuốc vào buổi chiều mát, luân phiên sử dụng các hoạt chất để hạn chế bộc phát tính kháng của rầy. + Phun ướt đều mặt dưới lá và phun lên đọt cây Bà con cần lưu ý và thực hiện 4 nguyên tắc sau: – Đúng loại thuốc: nên ưu tiên sử dụng thuốc sinh học để bảo vệ môi trường và thiên địch của rầy xanh, có thể thay đổi để tránh tình trạng bị nhờn thuốc. Kết hợp thêm với dầu khoáng để tăng hiệu quả sử dụng. – Đúng liều lượng: Pha đúng theo liều lượng mà nhà sản xuất đưa ra để phun cho vườn cây. Phun phải đảm bảo các tán lá đều có thuốc. Như vậy mới tiếp xúc với nhiều rầy nhất để đảm bảo hiệu quả phòng trừ và hạn chế rầy kháng thuốc. – Đúng lúc: Rầy xanh thường xuyên xuất hiện và gây hại cho những quả sầu riêng mới xuất hiện, từ khi xuất hiện ngọn đến khi đòng già. Vì vậy, thời điểm phun tối ưu là khi cây vừa phát triển chồi nhỏ, rầy phải xử lý lại sau 5 – 7 ngày mới tiêu diệt được. Để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh nên phun thuốc vào sáng sớm và chiều mát.
- Đúng cách: Thuốc bảo vệ thực vật cho cây có rất nhiều dạng như: bột, dạng để phun mù, dạng xịt, dạng phun sương. Vì thế theo từng loại mà có cách dùng hợp lý. Nên phun đều tay và điều chỉnh lượng phun để vị trí nào của cây cũng được chạm đến thuốc. Chú ý phun đều ướt đẫm các mặt lá trên và dưới nên phun theo dạng phun sương, phun khói hoặc phun mưa để đạt kết quả tốt nhất.
Trần Hoàng Lâm – Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bù Đăng