HCM

Chăm sóc sầu riêng mùa mưa

Thứ ba - 24/09/2024 03:09
Chăm sóc sầu riêng mùa mưa
HINH1
HINH1
Chăm sóc sầu riêng mùa mưa
Hiện trên địa bàn tỉnh mưa nhiều, kéo dài, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng. Vì vậy, chăm sóc phục hồi cây sầu riêng sau thời gian dài nuôi trái vào thời điểm mùa mưa đang được nông dân đặc biệt quan tâm.

KINH NGHIỆM CỦA CÁC NHÀ VƯỜN

Gia đình ông Phạm Văn Chiến ở thôn 3, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng trồng 5 ha sầu riêng Thái, trong đó mới có 1,5 ha sầu riêng cho trái. Vụ mùa vừa qua, ông thu hoạch 18 tấn trái, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Rửa vườn là một trong những biện pháp loại bỏ rong rêu, sâu bệnh cho cây sầu riêng sau thu hoạch 

Theo ông Chiến, sau giai đoạn ra hoa đến nuôi trái và thu hoạch, cây sầu riêng rất mất sức và suy kiệt. Giai đoạn này, cây dễ bị sâu bệnh hại tấn công, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây chết cây. Do vậy, sau khi thu hoạch xong, ông thuê người cắt cỏ, tỉa bỏ những cuống trái còn sót lại trên thân và các cành sâu bệnh… giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển, cây nhanh phục hồi.

Các nhà vườn tranh thủ cắt cỏ, dọn dẹp cho vườn sầu riêng trong màu mưa 

Còn gia đình ông Trần Văn Luận ở thôn 8, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng trồng 2 ha sầu riêng, trong đó 1 ha đã cho trái, diện tích còn lại đang trong thời gian kiến thiết cơ bản. Sau khi thu hoạch xong, ông Luận dọn dẹp vườn, tỉa cành, bón phân phục hồi cây. Hiện đang vào mùa mưa, ông tiếp tục bón phân lần hai, đồng thời tỉa bớt chồi non để cây phát triển.

Ông Trần Văn Luận (bìa trái) đào mương thoát nước cho vườn sầu riêng của gia đình để tránh tình trạng ngập úng

Ông Luận cho biết, khả năng chịu ngập úng của cây sầu riêng thay đổi tùy tuổi, tình trạng cây và biện pháp canh tác. Đối với tuổi cây, vườn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản chịu ngập kém hơn cây kinh doanh. Cây đang phát triển sinh khối như ra đọt non, phát triển rễ tơ, ra hoa… phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu ngập úng kém hơn. Do vậy, ông Luận đã đào rãnh thoát nước giúp vườn sầu riêng không bị ngập úng gây chết cây và ảnh hưởng đến phân hóa mầm hoa.

Cách nhà ông Luận khoảng 1km là 12 ha sầu riêng của gia đình ông Hoàng Văn Hùng ở thôn 8, xã Bình Minh. Ngay sau khi thu hoạch xong, gia đình ông Hùng dọn cỏ rác, tỉa các cành gần mặt đất giúp vườn thông thoáng. Theo ông Hùng, việc quản lý cỏ dại rất quan trọng để giữ vườn sạch, giảm nguy cơ cây nhiễm bệnh và tăng năng suất. Ông thường xuyên cắt cỏ toàn vườn, giữ lại thảm cỏ giúp đất không bị rửa trôi, hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ khu vực quanh gốc cây sầu riêng. Ông đã đầu tư hơn 300 triệu đồng lắp đặt hệ thống ống tưới tự động và thoát nước trong vườn. Hiện đang cao điểm mùa mưa, ông tranh thủ bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng sức đề kháng nhằm kích thích bộ rễ phát triển, hồi phục cây. “Mùa này, tôi thường xuyên thăm vườn, tỉa bớt chồi vượt, phun các loại thuốc bảo vệ thực vật có khả năng tăng sức đề kháng cho cây. Đồng thời loại bỏ các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh, xử lý tiêu hủy để hạn chế nấm bệnh phát tán” - ông Hùng chia sẻ.

GIẢI PHÁP CHĂM SÓC, PHÒNG BỆNH

Trong mùa mưa, cây ra đọt non nên thường xuất hiện các loại bệnh hại như thán thư, bệnh thối gốc chảy nhựa và côn trùng gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Vì vậy, sau khi mưa kết thúc, thân, lá cây không còn đọng nước thì nên phun thuốc phòng bệnh cho sầu riêng, đặc biệt chú ý các loại nấm bệnh gây hại nặng là nấm phytophthora và fusarium.

Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, vào mùa mưa, cây sầu riêng hay bị nấm phytophthora palmivora. Bệnh có thể xâm nhập qua thân, cành, lá non. Ngoài ra, cây sầu riêng còn bị bệnh thán thư, trên lá ban đầu là các vết tròn màu nâu đen sau lan rộng dần thành các vòng tròn đồng tâm, khi bị nặng các vết bệnh liên kết với nhau thành từng mảng khiến lá khô rồi rụng.

Nông dân cần khử trùng đất bằng vôi, sử dụng phân hữu cơ cao cấp Genki/Hakase để cải tạo đất thường xuyên. Hằng năm, bón thêm phân chuồng và nấm Trichoderma (là nấm đối kháng với một số nấm gây bệnh từ đất). Thường xuyên vệ sinh vườn vì tàn dư từ trái hay lá rụng dễ lưu tồn mầm bệnh, đồng thời thoát nước bằng các mương nhỏ, không cho nước ứ đọng trong vườn. Khi phát hiện cây bị bệnh phải phòng trị sớm bằng các loại thuốc hóa học đặc trị như Annong Manco 80WP hoặc ANLIEN ANNONG 800WP, nên luân phiên thuốc để tránh hiện tượng nấm bệnh kháng thuốc.

Doanh nhân, nghệ sĩ Bích Thủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Nông

Theo các nhà vườn, mùa mưa hầu hết các vườn sầu riêng bị ảnh hưởng do hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt vì nước mưa xói mòn, khả năng thoát nước kém, gây nên hiện tượng úng cục bộ hay từng phần làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt. Lúc này nấm bệnh dễ dàng tấn công, gây hại cây sầu riêng khiến lá bị vàng và rụng, đặc biệt sau khi nước rút trời nắng lên. Vì vậy, việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn này rất quan trọng.

“Trồng sầu riêng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, mặc dù đây là vùng đồi núi có địa hình cao nhưng tình trạng úng cục bộ vẫn xảy ra ở vườn vào mùa mưa. Nông dân cần khai thông mương rãnh để đất vườn luôn khô ráo, thông thoáng. Rễ sầu riêng ăn bàng lên mặt đất là dấu hiệu rễ thiếu ôxy do úng nước trong đất” - ông Chiến cho biết thêm.

Sầu riêng là cây ăn trái khó tính, kén đất nhưng có hiệu quả kinh tế cao. Để cây sầu riêng phát triển bền vững, năng suất ổn định, tuổi thọ kéo dài đòi hỏi nhà vườn phải có sự đầu tư, chăm sóc tỉ mỉ, bảo vệ cây trước những tác động bất lợi.

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay177
  • Tháng hiện tại3,745
  • Tổng lượt truy cập39,363
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây