HCM

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước

Thứ tư - 10/04/2024 06:08
Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước
Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước

twitterprint

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước

Hội LHPN Đắk Lắk trao tặng mô hình sinh kế cho hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình. Ảnh tư liệu


Nhờ thực hiện hiệu quả Cuộc vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nhiều hội viên phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Đắk Lắk đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam về kết quả sau hơn 3 năm thực hiện Cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ DTTS" (2020-2024), bà Tô Thị Tâm, Chủ tịch Hội LHPN Đắk Lắk cho biết: 

Trong thời gian triển khai, bên cạnh việc phổ biến, quán triệt, ban hành các văn bản hướng dẫn cách thức thực hiện, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo 100% đơn vị cấp huyện tổ chức tuyên truyền, triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Cuộc vận động đến các chi hội thôn, buôn, tổ dân phố. Đồng thời, gắn thực hiện Cuộc vận động với phong trào thi đua, các khâu đột phá, các nhiệm vụ trọng tâm của Hội; chú trọng chọn điểm chỉ đạo xây dựng mô hình tại địa phương để rút kinh nghiệm nhân rộng; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Cuộc vận động gắn với kiểm tra phong trào, hoạt động Hội định kỳ nhằm đôn đốc, nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Phát triển và nhân rộng mô hình điểm

Theo báo cáo của Hội LHPN Đắk Lắk, ở cấp tỉnh, để xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm, tỉnh Hội đã tổ chức khảo sát tại buôn Ea Ktur, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin để chọn 5 hộ gia đình DTTS thành lập mô hình "Chăn nuôi phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững của hộ gia đình phụ nữ DTTS tại chỗ". Sau khi ra mắt, các gia đình được hỗ trợ nguồn vốn 80 triệu đồng mua con giống, xây dựng chuồng trại... phát triển sản xuất, chăn nuôi. 

Tỉnh Hội cũng chỉ đạo Hội LHPN huyện Cư Kuin phối hợp với các ngành liên quan tổ chức cho các thành viên mô hình tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chăm sóc vật nuôi, vệ sinh chuồng trại, kiến thức quản lý sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích; đồng thời thường xuyên gặp gỡ, động viên, khuyến khích các hộ cố gắng vươn lên. Đến nay, qua chăm sóc đúng kỹ thuật, các con giống đều sinh sản và cho lợi nhuận tốt, hỗ trợ các gia đình tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đang dần trả được số nợ đã vay.

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước - Ảnh 1.

Bà Tô Thị Tâm - Chủ tịch Hội LHPN Đắk Lắk phát biểu tại Hội nghị sơ kế Cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ DTTS" 2023-2024

Để Cuộc vận động đi vào chiều sâu, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh phát động thực hiện Công trình thi đua đặc biệt "100 hoạt động/phần việc hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ DTTS nghèo"; thông qua việc huy động sự tham gia, hỗ trợ nguồn lực, đã thực hiện các hoạt động/phần việc với tổng trị giá trên 8,7 tỷ đồng. Kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố và cơ sở, 100% huyện, thị, thành phố tham mưu, đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu, hướng dẫn cách thức vận động thành lập mô hình tại cơ sở Hội. Trong đó, chú trọng gắn kết với triển khai, thực hiện các mô hình/hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; chọn điểm xây dựng mô hình "Thay đổi nếp nghĩ cách làm" để rút kinh nghiệm nhân diện rộng tại địa phương. 

Từ các mô hình điểm ban đầu do tỉnh, huyện thành lập, các cơ sở Hội đã học tập nhân diện rộng nhiều mô hình "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm" hiệu quả, phù hợp với thực tiễn địa phương, thu hút đông đảo hộ gia đình phụ nữ DTTS tham gia; phối hợp tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cách thức sử dụng vốn... cho 100% thành viên mô hình. Thực hiện tốt phải kể đến Hội LHPN thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, Hội LHPN các huyện Cư Mgar, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Ana...

Khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại

Qua theo dõi, tổng hợp, từ năm 2020 - 2023, toàn tỉnh đã thành lập được 2.061 mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, dịch vụ, may mặc với hơn 4.500 thành viên; điều tiết các nguồn của Hội, vận động từ hội viên, phụ nữ và chủ động đề xuất với chính quyền các cấp hỗ trợ các mô hình về nguồn lực, cây, con giống các loại, tổng trị giá hơn 4 tỉ đồng. Việc thành lập, nhân rộng các mô hình đã từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ bỏ tập quán lạc hậu, biết cách thức làm ăn, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết quản lý chi tiêu kinh tế gia đình, sử dụng đồng tiền có hiệu quả, tích lũy để tái đầu tư sản xuất; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước - Ảnh 2.

Trao tặng Bằng khen cho các đơn vị có nhiều thành tích trong thực hiện Cuộc vận động

Kể từ năm 2020 đến nay, các cấp Hội đã xây dựng được trên 2.000 mô hình "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm" giúp cho nhiều hộ gia đình người DTTS cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần chung tay cùng cấp ủy, chính quyền đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Việc tham gia các mô hình "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm" đã giúp cho nhiều hộ gia đình người đồng bào DTTS khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, thay đổi phương thức sản xuất, mạnh dạn tiếp thu, học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và khả năng của gia đình; biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho sản xuất, chủ động vươn lên tạo ra của cải, thu nhập bằng chính nội lực của mình.

Tiếp tục tạo đột phá và thay đổi tích cực

Dù rất nỗ lực song công tác tuyên truyền, triển khai Cuộc vận động có lúc, có nơi chưa thường xuyên, liên tục theo kế hoạch đề ra. Một số hộ đồng bào DTTS vẫn sản xuất theo tập quán lạc hậu, chưa tự tin, mạnh dạn tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi dẫn đến số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra chưa đạt, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay; thu nhập bình quân hộ gia đình còn thấp.

Công tác kiểm tra, giám sát và theo dõi hướng dẫn các mô hình ở một số đơn vị chưa thường xuyên. Việc thay đổi nhận thức trong phát triển kinh tế của phụ nữ DTTS ở một số nơi còn chậm, chưa rõ nét, chưa có nhiều mô hình nổi bật. Một số mô hình mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư của Hội và các ban ngành nhưng hiệu quả chưa cao, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, do đó thiếu tính bền vững.

Thực tế cũng cho thấy, một số cấp Hội chưa định hướng được mô hình phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình hội viên, phụ nữ DTTS tại địa phương dẫn đến một số mô hình hiệu quả thấp; một số hộ gia đình đồng bào DTTS còn chậm trong thay đổi, nếp nghĩ, cách làm, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên.

Chủ tịch Hội LHPN Đắk Lắk Tô Thị Tâm khẳng định: Tất cả những tồn tại này, Hội LHPN Đắk Lắk sẽ quyết tâm khắc phục trong thời gian tới để Cuộc vận động thực sự tạo ra những đột phá và thay đổi tích cực trong đời sống của hội viên phụ nữ DTTS nói riêng, đông đảo nhân dân Đắk Lắk nói chung.

Phụ nữ Đắk Lắk thay đổi nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước - Ảnh 3.

Từ số vốn được hỗ trợ, chị H Lít Niê (buôn Kana B, xã Cư M’gar, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) đã đầu tư nuôi thỏ, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Ảnh tư liệu

5 bài học rút ra sau thời gian hơn 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động của Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk

Thứ nhất, bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, Hội cấp trên trong nghiên cứu, vận dụng, cụ thể hóa việc thực hiện Cuộc vận động phù hợp với thực tiễn của tỉnh và yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hội; tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, triển khai Cuộc vận động tạo được sự lan tỏa rộng khắp, từ đó động viên, khuyến khích các hộ gia đình phụ nữ DTTS tích cực tham gia mô hình "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế".

Thứ hai, việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần được thực hiện một cách kiên trì với phương châm "mưa dầm thấm lâu", từ dễ đến khó, chậm nhưng chắc, mang tính bền vững.

Thứ ba, có giải pháp, cách làm phù với từng địa bàn nhằm hỗ trợ phụ nữ DTTS làm chủ hộ nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Thứ tư, việc lựa chọn các thành viên tham gia mô hình cần xem xét đến các yếu tố tích cực, năng động, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, có trách nhiệm, có nguyện vọng mong muốn được cải thiện cuộc sống; chịu khó học hỏi nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi.

Thứ năm, quá trình triển khai, thực hiện Cuộc vận động cần huy động sự tham gia vào cuộc của già làng, trưởng thôn/buôn, người có uy tín; phát huy sự nỗ lực, nhiệt tình, trách nhiệm vào cuộc của các cấp Hội; tạo sự thi đua, phấn đấu trong thực hiện thay đổi nếp nghĩ, cách làm; thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện; kịp thời sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, để đề ra nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện; biểu dương, khen thưởng các điển hình tiêu biểu, xuất sắc.
 

5 nhiệm vụ trọng tâm Cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ DTTS" từ nay đến 2025

- Tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVII tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội đẩy mạnh thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Cuộc vận động trong thời gian tiếp theo.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai, thực hiện Cuộc vận động trong phạm vi toàn tỉnh gắn với các chương trình/đề án/dự án hỗ trợ giảm nghèo do Hội được phân công thực hiện.

- Chỉ đạo các cấp Hội tiến hành khảo sát, nắm chắc số liệu các hộ đồng bào DTTS còn sản xuất, chăn nuôi lạc hậu để có giải pháp vận động, hỗ trợ hiệu quả, phù hợp; hàng năm xây dựng kế hoạch chi tiết, lựa chọn các hình thức giúp đỡ cụ thể đối với từng hộ gia đình.

- Tổ chức cho phụ nữ DTTS tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; dạy nghề, tạo việc làm, các lớp quản lý nguồn vốn vay, vận động xây dựng nguồn vốn tại chỗ để nâng cao kiến thức, năng lực phát triển kinh tế gia đình.

- Tăng cường kết nối, huy động nguồn lực, tín chấp vay vốn, vận động xã hội hóa để hỗ trợ, duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả; nghiên cứu xây dựng được các mô hình mới phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương và nhu cầu của hộ gia đình phụ nữ DTTS để nâng cao chất lượng, hiệu quả Cuộc vận động.

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay177
  • Tháng hiện tại3,730
  • Tổng lượt truy cập39,348
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây