HCM

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng

Thứ năm - 03/10/2024 03:12
Một số biện pháp kỹ thuật
chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng
HINH1
HINH1
Một số biện pháp kỹ thuật
chăm sóc lúa giai đoạn làm đòng

Đến thời điểm hiện tại huyện Bù Đăng gieo xạ được 340 ha lúa mùa, chủ yếu ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Chăm sóc lúa giai đoạn đứng cái làm đòng quyết định năng xuất của một vụ lúa. Do đó bất kỳ một tác động bất lợi nào trong giai đoạn này đều ảnh hưởng đến kinh tế của người dân. Vì vậy để ruộng lúa cho bông to, nhiều hạt, đồng đều và đạt năng suất cao bà con nông dân cần chú ý một số biện pháp kỹ thuật sau:
  1.Về chăm sóc:
- Giai đoạn lúa đứng cái: Tháo nước cạn giúp rễ ăn sâu, hút được nhiều dinh dưỡng và hạn chế đổ ngã về sau, đồng thời giúp cho lá lúa đứng thẳng, tăng khả năng quang hợp, ít sâu bệnh. Sau khi rút nước, để ẩm và phơi ruộng 5-7 ngày, sau đó lấy nước vào ruộng giữ mực nước 5-7cm.
- Bón thúc đón đòng (khoảng 40-45 ngày sau xạ): Khi thấy 2/3 số cây trên ruộng lúa chuyển màu vàng chanh, chỏm lá thắt eo, lúa tròn khóm, tròn cây, bộ lá đứng và cứng hoặc xác định thời điểm bón thúc đón đòng bằng cách bóc ngẫu nhiên 10 cây lúa nếu thấy khoảng 50% số cây lúa đã có đòng dài 1-2cm thì tiến hành bón thúc.
+ Lượng phân bón như sau:
 Đạm Ure 2-4kg/sào tùy theo màu xanh của lá lúa. Kali từ 4-5kg/sào
Những ruộng lúa có bộ lá qúa xanh tốt thì bón giảm đạm và tăng cường kali giúp cho cây cứng cáp tăng khả năng trổ bông.
- Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông: nếu lúa sinh trưởng kém cần bón thúc đòng, nuôi hạt bằng phân dễ tiêu như: Đạm 1-2kg/sào, kali 2-4kg/sào.  Hoặc sử dụng các loại phân bón qua lá như: đầu trâu MK002, MK 15-5-40 + TE,…
- Khi lúa làm đòng đến trổ, cần giữ đủ nước trong ruộng không để lúa thiếu nước.
  2. Về phòng trừ sâu bệnh:
Giai đoạn lúa làm đòng đến trổ bông là giai đoạn mẫn cảm, lúa dễ nhiễm nhiều đối tượng sâu, bệnh hại tấn công như: sâu cuốn lá, rầy nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn,… vì vậy giai đoạn này bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời hạn chế thiệt hại về năng suất.
  2.1. Sâu cuốn lá:
- Đặc điểm: Sâu cuốn lá lúa gây hại quanh năm đặc biệt là vụ hè thu và thu đông. Sâu cuốn lá gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lúa đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẻ.
Phòng trừ: Thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ khi sâu non còn nhỏ. Khi diện tích có mật độ sâu từ 30 con/mtrở lên (đối với lúa đẻ nhánh), 20 con/mtrở lên đối với lúa làm đòng - trổ cần tiến hành phun phòng ngay, sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học như: dùng nấm Metarhizium Anisopliae (nấm xanh), Beauveria (nấm trắng) hoặc các thuốc sinh học có hoạt chất Salicylic 20g/l ( Exin 2.0 SC) , Spinetoram ( Radiant 60SC), Methylamine Avermectin ( SU 35, Cóc tía); chỉ dùng các thuốc trừ sâu hóa học: Abamectin, Deltamethrin, Alpha Cypermethrin, khi cần thiết…phun theo liều khuyến cáo.
2.2. Bệnh đạo ôn:
- Đặc điểm:
Đây là bệnh nguy hiểm trên cây lúa. Bệnh có thể phát sinh ngay từ giai đoạn mạ, phát sinh nặng từ khi lúa đẻ nhánh rộ trở đi.
Bệnh phát sinh, lây lan nhanh trên diện rộng khi gặp điều kiện thời tiết ẩm độ cao, âm u, mưa phùn.
 Bệnh thường gây hại nặng trên những ruộng  lúa gieo xạ dày, bón nhiều đạm.
* Phòng trừ:
Đối với bệnh đạo ôn lá: Khi lá có tỷ lệ bệnh từ 3-5% số lá bị bệnh, cần giữ đủ nước trên ruộng tạm thời dừng bón thúc đạm tiến hành phòng ngay bằng thuốc sinh học có hoạt chất Salicylic 4.0%, Validamycin 5%, Kasugamycin 2%... hoặc các thuốc hóa học có hoạt chất: Propiconazole + Hexaconazole , Isoprothiolane + Propiconazole + Tricyclazole, Azoxystrobin + Tricyclazole… phun khi cần thiết và phun theo khuyến cáo.
- Đạo ôn cổ bông: Vào giai đoạn lúa ôm đòng trổ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn (mưa phùn, ẩm độ cao, trời âm u) cần phun phòng 2 lần trước và sau trổ 7 ngày bằng các thuốc có hoạt chất như đạo ôn lá.
2.3. Bệnh khô vằn:
- Đặc điểm: Bệnh gây hại thường xuyên trên ruộng. Bệnh gây hại từ giai đoạn cuối đẻ nhánh trở đi.
- Phòng trừ: Từ khi lúa đứng cái trở đi khi thấy xuất hiện bệnh với tỷ lệ 5-7% số dảnh bị bệnh trở lên. Sử dụng các thuốc sinh học có hoạt chất Salicylic 4.0%, Validamycin 5%, Kasugamycin 2%... hoặc sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất như: Hecxaconazole, Azoxystrobin, Tricyclazole… khi cần thiết và Phun theo khuyến cáo.
2.4. Rầy nâu, rầy lưng trắng:
- Đặc điểm gây hại:
Thường phát sinh nặng trong điều kiện vụ hè thu. Rầy thường phát sinh 2 đợt, đợt 1 gây hại khi lúa đẻ nhánh đến đứng cái. Đớt 2 gây hại từ khi lúa làm đòng trở đi, ở đợt này mức độ gây hại thường lớn nên dễ gây ra hiện tượng cháy rầy do đó phải thường xuyên theo dõi diễn biến của đợt rầy này để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Rầy nâu còn là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn, bệnh lùn xoắn lá cho cây lúa.
 * Phòng trừ:
Không gieo cấy lúa liên tục, đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa ít nhất 20-30 ngày.
Sau khi thu hoạch tiến hành cày vùi gốc rạ, cày ải, phơi đất, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, không để lúa chét.
 Thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm các ổ rầy để phòng trừ khi rầy đang trong diện hẹp.
Sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học như: dùng nấm Metarhizium Anisopliae (nấm xanh), Beauveria (nấm trắng) hoặc các thuốc sinh học có hoạt chất Salicylic 20g/l ( Exin 2.0 SC) , Spinetoram (Radiant 60SC), Methylamine Avermectin (SU 35, Cóc tía), dầu khoáng (Sk Enspray 99EC, Bihoper 270 EC); chỉ dùng các thuốc trừ sâu hóa học: Thiamethoxam, Pymetrozine, Fenobucarb  khi thật sự cần thiết.… Khi phun cần rẻ lúa thành băng và phun đều vào phần gốc lúa.
Lưu ý:
- khi mật độ rầy cao, tuổi lớn nhiều đặc biệt là giai đoạn lúa trỗ - chín, lá lúa hấp thu kém vì vậy cần sử dụng thuốc có 2, 3 hoạt chất:  phun ướt vào thân và gốc mới có hiệu quả.
- Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

                                        Bài, ảnh – Nguyễn Thị Cúc-TTDVNN Bù Đăng




 

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay208
  • Tháng hiện tại2,630
  • Tổng lượt truy cập55,299
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây