Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bù Đănghttps://ttdvnnbudang.com/uploads/blank.png
Thứ hai - 14/10/2024 05:56
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ PHÊ XEN DƯỚI TÁN ĐIỀU
HINH1
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ PHÊ XEN DƯỚI TÁN ĐIỀU
Khoảng cách trồng:
Tùy thuộc vào vị trí cây điều có sẵn trên vườn điều để bố trí trồng xen cà phê cho hợp lý, đảm bảo khoảng cách giữa các cây cà phê từ 3-3,5m, cây cà phê cách gốc điều tối thiểu 1,5m. Đối với vườn điều có khoảng cách 8m x 10m có thể bố trí cà phê xen dưới tán điều như sau:
Sơ đồ bố trí cà phê xen điều 8m
Đ
Đ
Đ Đ
3.5m
3m
C C
C C C
C C 10m
3m
3m
3m
C C
C C C
C C
3.5m
Đ
Đ
Đ Đ
8m
2. Tiêu chuẩn cây giống: a. Cây thực sinh: Cây con được ương từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau - Tuổi cây: 6-8 tháng - Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25-35 cm, thân mọc thẳng - Số cặp lá thật: 5-7 - Đường kính gốc: 3-4 mm - Cây không bị sâu bệnh và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày trước khi trồng. - Kích thước bầu đất: 14-15 x 24-25 cm. b. Cây ghép: Ngoài các tiêu chuẩn của cây thực sinh, cây ghép cần phải đạt: - Chồi ghép có chiều cao trên 10 cm và có ít nhất một cặp lá phát triển hoàn chỉnh. - Chồi được ghép tối thiểu 01 tháng trước khi trồng. 3. Trồng mới: Hố trồng: Có kích thước 50 - 60 x50 x 50 cm. Trộn đều lớp đất mặt với 5-10 kg phân chuồng cùng với 0,5 kg phân lân và lấp xuống hố, công việc trộn phân lấp hố phải được thực hiện trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Trồng dặm kịp thời những cây bị chết và chấm dứt trồng dặm trước lúc kết thúc mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng. Khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố có cây chết. 4. Tạo bồn: Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê. 5. Chăm sóc: 5.1. Làm cỏ: Đối với cà phê KTCB phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. 5.2. Bón phân: 5.2.1. Phân hữu cơ: Hàng năm mỗi gốc cà phê bón 10kg phân hữu cơ hoai mục hoặc 4-5kg phân hưu cơ vi sinh. Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25-30 cm và sau khi bón phân cần lấp đất lại. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác. Hoặc rải xung quanh gốc 5.2.2. Phân hóa học: a. Liều lượng Năm 1: Lượng phân: Đạm: 150g/gốc/năm; lân: 500g/gốc/năm; kali: 45g/gốc/năm. - Cách bón: Toàn bộ phân lân được bón lót. Đạm và kali chia làm 2 lần bón vào giữa và cuối mùa mưa. Năm 2: Đạm 180-200g/gốc/năm; Lân 500g/gốc/năm ; kali 135g/gốc/năm; phân SA: 100g/gốc/năm. - Cách bón: - Lần 1 (giữa mùa khô, kết hợp với tưới nước): Bón 100% phân SA. - Lần 2 (đầu mùa mưa) : 30% phân urê, 30% phân kali và 100% phân lân. - Lần 3 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali. - Lần 4 (trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali. Năm 3: Đạm 220-230g/gốc/năm; Lân 500g/gốc/năm ; kali 135g/gốc/năm; phân SA: 150g/gốc/năm. - Lần 1 (giữa mùa khô, kết hợp với tưới nước): Bón 100% phân SA. - Lần 2 (đầu mùa mưa) : 30% phân urê, 30% phân kali và 100% phân lân. - Lần 3 (giữa mùa mưa): 40% phân urê, 30% phân kali. - Lần 4 (trước khi kết thúc mùa mưa 1 tháng): 30% phân urê, 40% phân kali. b. Cách bón: Phân lân rải đều trên mặt cách gốc 30-40 cm. Không được trộn phân lân nung chảy với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay. Đào rãnh chung quanh tán cây cà phê, rộng 10-15 cm, sâu 5 cm rải phân đều và lấp đất. 6. Tưới nưóc: Cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh lượng nước tưới và chu kỳ tưới cho phù hợp. Lượng nước tưới khuyến cao cho cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản như sau: Bảng: Lượng nước và chu kỳ tưới
Loại vườn
Lượng nước tưới
Chu kỳ tưới (ngày)
Tưới phun (m3/ha/lần)
Tưới gốc (lít/gốc/lần)
Cà phê KTCB
300-500
200-400
20-25
7. Tạo hình: 7.1. Tạo hình cơ bản Được thực hiện trong thời gian KTCB để tạo bộ khung tán cho cây, gồm các công việc: a. Nuôi thân Nếu trồng 1 cây/hố phải tiến hành nuôi thêm 1 thân phụ ngay từ năm đầu tiên ở vị trí càng sát mặt đất càng tốt. Trồng 2 cây/hố, không được nuôi thêm thân phụ trừ trường hợp cây bị khuyết tán. b. Hãm ngọn: - Lần đầu, khi cây cao 1,3-1,4 m hãm ngọn ở độ cao 1,2-1,3 m. - Lần thứ hai, khi có 50-70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2 tiến hành nuôi chồi vượt trên đỉnh tán cũ. Mỗi thân nuôi một chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,7-1,8 m. Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên. 7.2. Tỉa cành: - Kiểm tra vườn cà phê thường xuyên, bẻ chồi vượt từ thân chính và nách lá trước mỗi đợt bón phận. - Cắt bỏ cành tăm, cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh. Giữ lại các cành đối xứng khỏe mạnh để tạo thành bộ khung tán cân đối. - Cắt bớt các cành thứ cấp trên cao để ánh sáng có thể lọt xuống các cành phiasa dưới. 8. Phòng trừ sâu bệnh hại: 8.1. Sâu hại cà phê: 8.1.1. Rệp cácloại(rệp sáp, rệp vẩy xanh, rệp vẩy nâu): Đặc điểm và tập tính gây hại: - Rệp thường sống tập trung gây hại ở nhiều bộ phận của cây như: chùm quả, kẽ lá, chồi non, cuống chùm hoa, gốc cây,... + Rệp sáp hại lá và chùm quả: Rệp bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoa hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả rụng. Rệp hút chất dinh dưỡng làm cho quả bị vàng, rụng, làm giảm năng suất và chất lượng quả. + Rệp sáp hại rễ thì sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại lá vàng, héo và dần dần cây bị chết. Biện pháp phòng trừ: - Thường xuyên theo dõi vườn cây để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ khi rệp mới xuất hiện. - Rệp sáp hại lá và chùm quả: Khi phát hiện thấy rệp xuất hiện sử dụng các thuốc có hoạt chất sau: Dimethoate, Cypermethrin, Fenobucarb,… phun ướt đều toàn cây, phun 2 lần, lần cách lần 7-10 ngày khi mật độ rệp cao. - Rệp sáp hại gốc: + Trong mùa mưa nên kiểm tra định kỳ phần cổ rễ cà phê ở dưới mặt đất (đặc biệt ở những vùng có tiền sử rệp sáp hại gốc) để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp. Lưu ý những cây có biểu hiện vàng và nhiều kiến. + Khi thấy có rệp sáp phải tiến hành xử lý, xử lý sớm khi rệp mới xâm nhập gây hại, nếu để tạo thành mang xông sẽ rất khó phòng trừ. Đối với những cây cà phê bị hại quá nặng có thể nhổ bỏ và mang tiêu hủy tránh lây lan sang những cây khác trong vườn. Sử dụng một số loại thuốc hóa học có hoạt chất như: Abamectin, Permethrin, Lambda-Cyhalothrin,… tưới đẫm quanh gốc từ 1-2 lần, lần cách lần 7-10 ngày. 8.1.2. Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) Mọt phát triển mạnh vào các tháng đầu mùa khô và tập trung phá hại trên các cành tơ. Mọt đục một lỗ nhỏ bên dưới cành tơ làm cho cành bị héo dần và chết. Hiện nay chưa có thuốc phòng trừ có hiệu quả vì vậy biện pháp tốt nhất là phát hiện kịp thời và cắt bỏ các cành bị mọt tấn công. Nên cắt phía trong lỗ đục 2 cm và đốt các cành bị mọt để ngăn chặn sự lây lan của mọt. 8.2. Bệnh: 8.2.1. Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Nguyên nhân và triệu chứng: - Do nấm: do nấm Emileia Vastatrix gây ra. - Nấm ký sinh vào mặt dưới của lá, ban đầu là những vết màu vàng nhạt sau đó xuất hiện lớp phấn màu da cam, các vết bệnh lớn dần và gây rụng lá một phần hay toàn bộ khiến cây bị kiệt sức. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất vào cuối mùa mưa. Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng giống kháng bệnh. - Loại bỏ các cây con bị bệnh ngay từ vườn ươm. - Ghép chồi để thay thế các cây bị bệnh nặng - Phun lần đầu khi cây có 10% lá bị bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2-3 tháng. Sử dụng thuốc có hoạt chất Hexaconazole, Prorineb, Azosyxtrobin,… ), phun 2-3 lần cách 7-10 ngày. 8.2.2. Bệnh khô cành: Nguyên nhân và triệu chứng: - Bệnh khô cành do nhiều nguyên nhân: Do nấm: Colletotrichum spp; do vi khuẩn: Pseudomonas syringea; do sinh lý: làm khô cành, khô quả. - Bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt ở giữa cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu sẫm, Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô dần rồi chết, ở cây bệnh nặng bệnh tấn công cả cành lớn và thân. - Trên lá bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen. Biện pháp phòng trừ: - Bón phân cân đối làm giảm khả năng nhiễm bệnh. - Vào mùa mưa tiến hành phun phòng bằng các thuốc gốc đồng như: Cuprous oxi,Copper oxychloride + Kasugamysin, Bordeaux mixtur,… mỗi tháng 1 lần nhằm hạn chế bệnh. - Khi bị nhiễm bệnh sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất: Propiconazole, Tricyclazole, Hexaconazole,… phun 2-3 lần, lần cách nhau từ 7-10 ngày. 9.2.3. Bệnh nấm hồng: Nguyên nhân và triệu chứng: - Bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor gây nên. -Bệnh thường xuất hiện nhiều ở những vị trí trên cây hay đọng nước, ít được chiếu sáng như phần dưới cành, kẽ quả, chùm quả, kẽ lá,... - Ban đầu, nấm bệnh thường gây hại trên chùm quả và cành non với những đốm nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Sau đó, nấm bệnh lan rộng thành mảng lớn, trên bề mặt lá, quả, cành có nhiều phấn màu hồng nhạt. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ phát triển cả sang những cành lớn và thân chính. - Bệnh nặng sẽ làm cho chùm quả, cành lá bị nấm tấn công trở nên khô héo, phủ nhiều bụi hồng và chết khô trên cây. Biện pháp phòng trừ: - Phun phòng từ 1-2 lần mỗi năm vào đầu và giữa mùa mưa bằng các thuốc gốc đồng như: Cuprous oxi,Copper oxychloride + Kasugamysin, Bordeaux mixtur,… - Khi phát hiện bị nấm bệnh tấn công bà con nên ngắt bỏ những lá, cành nhiễm nấm bệnh mang đi tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. - Những cây bị bệnh sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Hexaconazole, Albendazole, Validamycin,… phun từ 2-3 lần, lần cách lần 7-10 ngày.