HCM

Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Thứ tư - 24/04/2024 05:48
Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng
Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng
Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng
Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Những năm gần đây nông dân trên địa bàn huyện đã trồng sầu riêng với diện tích rất lớn. Nhưng quản lý bệnh hại thì một số hộ làm chưa tốt,  nhiều loại sâu bệnh hại đã gây tổn thất đáng kể cho vườn sầu riêng, nhất là các bệnh hại do nấm gây ra, trong đó Phytophthora sp là đối tượng gây hại phổ biến. Đặc biệt các vườn sầu riêng bước vào giai đoạn kinh doanh rất dễ mắc bệnh.
Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm bệnh lây lan nhờ gió và nước. Vết bệnh ban đầu chỉ là những vết tươm ướt, chảy nhựa nhỏ nên rất khó phát hiện khi vào mùa mưa. Lâu dần khiến vỏ bị nứt, chảy nhựa màu nâu đỏ, trên vết bệnh nhũn nước như bị thối. Dần dần vết bệnh sẽ lan vào trong bó mạch gây cản trở quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng, làm cho thân bị thiếu nước và dinh dưỡng dẫn đến suy kiệt. Nấm bệnh không chỉ gây hại trên thân mà còn lan xuống làm thối bộ rễ. Do bộ rễ nằm trong đất rất khó phát hiện, đến khi nhìn rõ triệu chứng thì bệnh đã lây lan nặng.
  Bà con nông dân chú ý cần vệ sinh vườn sầu riêng, cắt cành tạo thông thoáng trong vườn; tăng cường sử dụng các sản phẩm hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai kết hợp vi sinh vật đối kháng như: Trichoderma, Streptomycens nhằm diệt mầm bệnh; xây dựng hệ thống thoát nước tốt tránh đọng nước xung quanh gốc; rải vôi xung quanh gốc cây và quét vôi lên thân cây (sử dụng vôi đậm đặc quét lên thân chính từ mặt đất lên cao 1m vào cuối mùa nắng hay đầu mùa mưa) để phòng bệnh.
          Khi vườn sầu riêng bị nhiễm bệnh cần khống chế và khoanh vùng những cây bị bệnh để hạn chế lây lan ra những cây lân cận. Tiến hành xới nhẹ đất, rải vôi quanh gốc sau đó sử dụng thuốc có hoạt chất như: Difenoconazole + Aroxystrobin; Cuprous Oxide + Dimethomorth; Metalaxyl; Metalaxyl +Mancozeb,…dùng dao cạo sạch phần vỏ bị hư, dùng thuốc quét đều lên vết bệnh, thực hiện từ 2-3 lần, lần cách lần 3-5 ngày. Nên kết hợp phun toàn cây và tưới gốc để phòng ngừ. Đồng thời cần phun phòng cho những cây lân cận cây bị bệnh để tránh lây lan.
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 04 đúng, và tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
                                  Nguyễn Thị Cúc- Trung tâm DVNN Bù Đăng


 






 

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay177
  • Tháng hiện tại3,715
  • Tổng lượt truy cập39,333
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây