HCM

BÙ ĐĂNG: CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ, SẦU RIÊNG VÀ CÂY ĂN TRÁI

Thứ năm - 24/04/2025 04:06
BÙ ĐĂNG: CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ, SẦU RIÊNG VÀ CÂY ĂN TRÁI
HINH1
HINH1
BÙ ĐĂNG: CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRỪ NHỆN ĐỎ GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ, SẦU RIÊNG VÀ CÂY ĂN TRÁI
Hiện nay, thời tiết nắng nóng gay gắt và độ ẩm không khí giảm mạnh là điều kiện lý tưởng cho nhện đỏ phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trên nhiều loại cây trồng như cà phê, sầu riêng, chôm chôm, mít, xoài và các loại cây ăn trái khác trên địa bàn huyện Bù Đăng. Nhện đỏ là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm, có khả năng bùng phát nhanh và gây thiệt hại lớn nếu không được kiểm soát kịp thời.
Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus urticae, thuộc họ Tetranychidae. Đây là loài nhện rất nhỏ, cơ thể hình bầu dục, kích thước chỉ khoảng 0,4–0,5 mm, thường có màu vàng nhạt, cam đỏ hoặc đỏ sẫm tùy giai đoạn và điều kiện môi trường. Chúng có thể tiết tơ tạo mạng mỏng trên lá, nơi trú ẩn và sinh sản.







Hình ảnh: Nhện  đỏ và triệu chứng sầu riêng bị nhện đỏ gây hại.
Nhện đỏ thường cư trú mặt dưới lá, đặc biệt là dọc theo các gân lá, chích hút nhựa làm cho lá chuyển màu vàng, xuất hiện đốm nâu, khô cháy từng mảng, lá biến dạng và rụng sớm. Trên cây ăn trái như sầu riêng, cà phê, xoài…, nhện đỏ gây suy giảm khả năng quang hợp, làm chậm sinh trưởng, giảm năng suất và chất lượng nông sản. Đặc biệt, nhện đỏ sinh sản rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày đã có thể hình thành quần thể mới, dẫn đến nguy cơ bộc phát dịch hại trên diện rộng.
Để phòng trừ hiệu quả, ngành chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:
1. Biện pháp canh tác:
- Tỉa cành, tạo tán thông thoáng để giảm nơi trú ngụ của nhện đỏ và giúp ánh sáng chiếu đều;
- Thu gom và tiêu hủy lá già, lá rụng, cành sâu bệnh;
- Tăng cường tưới nước trong mùa khô để tạo độ ẩm, nhất là tưới đều lên tán lá để rửa trôi nhện. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
2. Biện pháp sinh học:  Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch như: Nhện bắt mồi (Galandromus occidentalis), Bù lạch sáu chấm (Scolothrips sexmaculatus), Bọ rùa (Stethorus sp.), bọ xít nhỏ (Orius tristicolor), bọ mắt vàng (Chrysoperla carnea), bọ trĩ ăn thịt… Những loài thiên địch này có khả năng kiểm soát mật số nhện đỏ dưới ngưỡng gây hại mà không cần dùng thuốc.
3. Biện pháp hóa học:
– Khi cần thiết, sử dụng thuốc đặc trị nhện đỏ như: Abamectin, hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin, Comite 73EC, Pegasus 500SC, Kelthane 18,5EC, Ortus 5SC, Nissorun 5EC, Cascade 5EC, Dầu khoáng DC-Tron Plus
– Phun thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách), luân phiên các loại thuốc có hoạt chất khác nhau để tránh nhện đỏ kháng thuốc.
– Ưu tiên thuốc ít ảnh hưởng đến thiên địch, không sử dụng thuốc phổ rộng kéo dài.
Ngành Nông nghiệp huyện Bù Đăng đề nghị bà con nông dân thường xuyên thăm vườn, kiểm tra mặt dưới lá cây để phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Việc áp dụng tổng hợp các biện pháp canh tác, sinh học và hóa học một cách hợp lý sẽ giúp bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.
Trần Hoàng Lâm – Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bù Đăng
 

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay188
  • Tháng hiện tại5,658
  • Tổng lượt truy cập58,327
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây