Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bù Đănghttps://ttdvnnbudang.com/uploads/blank.png
Thứ năm - 17/04/2025 23:39
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP HẠI TIÊU
HINH1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RỆP SÁP HẠI TIÊU Rệp sáp là đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây tiêu. Chúng thường sống tập trung và bám chặt ở những bộ phận non, ở mặt dưới của lá, dùng vòi chích hút nhựa làm cho cây suy yếu dẫn đến vàng lá, cây bị hại nặng làm vườn cây còi cọc và chết, làm giảm năng suất, chất lượng tiêu. Rệp sáp còn gây hại ở gốc thân và phần cổ rễ cây tiêu, kết hợp với nấm Bornetina sp ở trong đất tạo thành những khối u xù xì, trên bề mặt rễ, làm vỏ rễ bong chốc ra không hấp thu được dinh dưỡng dẫn đến vàng lá. Rệp sáp xuất hiện quanh năm, vào mùa khô rệp thường phát triển và gây hại nặng nhất. Sau thời gian rệp gây hại thường có nấm bồ hóng phát triển trên chất thải do rệp sáp tiết ra làm đen vỏ quả và gây cản trở diện tích quanh hợp của lá, giảm năng suất và chất lượng hạt tiêu. Chất thải của rệp sáp c òn là thức ăn cho kiến đến sống công sinh và kiến tha rệp chui xuống đất tiếp tục bám chích hút nhựa cây ở rễ. Biến pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện rệp sáp và có biện pháp phòng trừ kịp thời: - Tưới nước giữ ẩm vào mùa khô để hạn chế rệp xuất hiện và gây hại. - Thường xuyên phát dọn vườn, cắt tỉa cây che bóng tạo sự thông thoáng trong vườn, thu gom tàn dư thực vật mang ra khỏi vườn, giữ vườn luôn sạch sẽ. - Hạn chế xới xáo đất trong vườn, nên nhổ cỏ gốc bằng tay tránh làm tổn thương bộ rễ. - Bón phân cân đối, hợp lý, chia làm nhiều lần bón trong năm. Tăng cường bón phân hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh,…và sử dụng các chế phẩm vi sinh đối kháng như; Trichoderma, Pseudoosas... - Khi phát hiện thấy xuất hiện rệp gây hại trên thân, lá, chùm quả: Sử dụng thuốc có hoạt chất: Spirotetramat,Abamectin, Buprofezin, Fenobucap,… Phun đẫm mặt dưới của lá, toàn bộ thân cành, chùm quả, những nơi có rệp. Phun 1-2 lần, cách nhau 7-10 ngày. Đối với rệp sáp hại gốc: Vào mùa khô thường xuyên kiểm tra từng gốc nếu thấy đất bị nứt ra và có kiến đen thì khả năng rễ có rếp sáp là rất cao, tiến hành dùng quốc xới xáo nhẹ quanh gốc, nếu thấy có rệp thì tiến hành phòng trừ: Dùng thuốc có hoạt chất, Spirotetramat, Abamectin, Buprofezin, Fenobucap,…pha theo hướng dẫn trên bao bì và tiến hành tưới gốc từ 2-3 lần, kết hợp phun đẫm thân lá. Lưu ý: Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nguyễn Thị Cúc - TTDVNN