HCM

Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê dưới tán điều – Cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ và nhân rộng cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đăng

Thứ ba - 08/04/2025 23:19
Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê dưới tán điều – Cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ và nhân rộng cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đăng
Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê dưới tán điều – Cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ và nhân rộng cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đăng
Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê dưới tán điều – Cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ và nhân rộng cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đăng
Hiệu quả từ mô hình trồng cà phê dưới tán điều – Cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ và nhân rộng cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bù Đăng
Theo ghi nhận thực tế, nhiều hộ dân tại Bù Đăng đã chủ động trồng xen canh cà phê dưới tán điều và đạt hiệu quả kinh tế cao. Cà phê trồng xen cho năng suất 2,0–2,5 tấn nhân/ha/năm, đặc biệt trong niên vụ 2023–2024, giá cà phê có thời điểm lên đến 130.000 đồng/kg, giúp bà con thu về từ 260 đến 325 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, cây điều vẫn phát triển tốt, cho năng suất khoảng 1,2 tấn/ha, với giá bán ổn định 33.500 đồng/kg, mang lại thu nhập hơn 40 triệu đồng/ha/năm.
Trước hiệu quả rõ rệt từ mô hình trồng cà phê xen canh dưới tán điều của nhiều hộ dân trên địa bàn, chính quyền các xã Minh Hưng, Thọ Sơn, Bình Minh và Đức Liễu (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tiến hành xây dựng phương án hỗ trợ mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.

Hình: Vườn cà phê được trồng xen canh dưới táng điều
Mô hình này không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn tối ưu sử dụng đất, tăng độ che phủ, giữ ẩm và cải tạo đất hiệu quả. Chính vì vậy, các địa phương đã thống nhất lựa chọn mô hình làm cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ 32 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện trên diện tích 16 ha. Phương án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm hỗ trợ giống cà phê, phân bón hữu cơ, tập huấn kỹ thuật và theo dõi thực hiện.
Mục tiêu của phương án không chỉ dừng lại ở việc giúp người dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, ổn định đời sống và chuyển đổi tư duy sản xuất mà còn nhằm xây dựng mô hình điểm để bà con các địa phương khác học tập, làm theo và nhân rộng trong thời gian tới. Việc triển khai mô hình sẽ từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.
Khi thực hiện thành công, mô hình sẽ góp phần tạo động lực phát triển nông nghiệp, thúc đẩy giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước xây dựng nông thôn mới tại huyện nhà.
Trần Hoàng Lâm - Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bù Đăng
 

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay116
  • Tháng hiện tại2,538
  • Tổng lượt truy cập55,207
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây