HCM

Triển khai mô hình trồng lúa hữu cơ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 2, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Thứ năm - 13/02/2025 02:36
Triển khai mô hình trồng lúa hữu cơ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 2, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Triển khai mô hình trồng lúa hữu cơ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 2, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Triển khai mô hình trồng lúa hữu cơ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 2, xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
 
Thực hiện Quyết định số 2020/QĐ-UBND ngày 13/9/2024 của UBND huyện Bù Đăng về việc phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện phương án xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Đăng Hà thuộc dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Tiểu dự án 2 - Dự án 3) cho đơn vị Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bù Đăng đang triển khai xây dựng mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Đăng Hà. Dự án nhằm hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường sinh thái.
 
   
 

Dự án được thực hiện trên diện tích 22 ha, với sự tham gia của 19 hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số. Các hộ tham gia được tập huấn về quy trình canh tác lúa hữu cơ, sử dụng phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học, đồng thời áp dụng các biện pháp canh tác cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Hình ảnh: Lãnh đạo và nhân viên Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trên cánh đồng thực hiện Dự án.
Theo đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bù Đăng, mô hình này không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn bảo vệ sức khỏe người dân, duy trì độ phì nhiêu của đất và góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Sau một thời gian triển khai, bước đầu mô hình cho thấy hiệu quả tích cực. Cây lúa sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, chi phí sản xuất giảm do không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Dự kiến, năng suất lúa đạt khoảng 6,38 tấn/ha, hiệu quả tăng 15% so với phương pháp canh tác truyền thống đi kèm với chất lượng gạo cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường về sản phẩm sạch. Bên cạnh đó, dự án còn hướng đến việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững, liên kết sản xuất với tiêu thụ, giúp bà con yên tâm canh tác và nâng cao thu nhập.
Thành công bước đầu của mô hình tại thôn 2, xã Đăng Hà là cơ sở quan trọng để nhân rộng mô hình trồng lúa hữu cơ trên địa bàn huyện Bù Đăng nói riêng và các khu vực khác nói chung. Trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bù Đăng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho bà con địa phương.
Trần Hoàng Lâm – Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Bù Đăng
 

Tác giả: DVNN Trung tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lich
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay267
  • Tháng hiện tại2,689
  • Tổng lượt truy cập55,358
maps
san ns
ocopp
nganh nong nghiep
4.0
iot
Mục tieu
Youtbe nông nghẹp xanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây